Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Một cách vượt tường lửa dễ làm để đọc và comment trên các báo lề trái

Anh ba sàm hôm nay phàn nàn có nhiều độc giả phản hồi các blog bị các ISP chặn bằng tường lửa nhiều quá khiến khó truy cập. Nếu truy cập bằng các web proxy như Hidemyass hay Pagewash thì lại không comment được.
Hướng dẫn ngắn sau đây sẽ có hữu ích cho công cuộc "phá xiềng xích".

Bước 1. Mở My computer, nhấp chuột phải vào biểu tượng [Network]  hay [My Network Places]

Bước 2. Cửa sổ các kết nối mạng hiện lên như sau, chọn Kết nối muốn chỉnh để vượt tường:


 Bước 3. Cửa sổ kết nối hiện lên, chọn nút lệnh Properties để tuỳ chỉnh thuộc tính

Bước 4.  Cửa sổ thuộc tính hiện lên, chọn loại kết nối TCP/IPv4 hoặc (TCP/IP) và bấm nút lệnh [Properties]
 Bước 5. Đặt lại địa chỉ IP máy chủ phân giải tên miền như sau.

2 địa chỉ này là máy chủ phân giải tên miền của Google.

Xong!!!
______________________

Bằng cách này, khi truy cập vào một website, máy khách sẽ không thèm nhờ máy chủ tên miền của VNPT Viettel hay FPT mà liên hệ với "ông Tây xứ giãy chết có tên gú gồ"  "tìm dùm địa chỉ IP để phục vụ cho blogger xứ thiên đường chúng ta.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Kết luận thối tệ: "Vụ in tiền polymer: Chưa phát hiện tham nhũng, tiêu cực "

Chính phủ khẳng định như vậy trong báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng gửi tới Quốc hội, tạm thời khép lại nghi án hối lộ hàng triệu đôla để giành hợp đồng in tiền polymer kéo dài nhiều năm qua.

Có dấu hiệu chưa minh bạch trong hợp đồng in tiền polymer

Vụ việc Công ty Australia Securency thông qua đại lý tại Việt Nam là Công ty CFTD để giành hợp đồng cung cấp chất nền in tiền polymer được liệt kê trong danh sách các vụ án, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng và phức tạp mà Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng tập trung chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc.
Tuy nhiên, trong báo cáo vừa gửi Quốc hội, vụ việc này chỉ được xếp vào nhóm "có dấu hiệu tham nhũng". Và Bộ Công an kết luận đến nay chưa phát hiện có tham nhũng, tiêu cực.
Tiền polymer lần đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 2006, và 3 năm sau bùng nổ những nghi vấn không minh bạch. Ảnh: Hoàng Hà
Tiền polymer lần đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 2003, và 6 năm sau bùng nổ những nghi vấn không minh bạch. Ảnh: Hoàng Hà
Trao đổi với VnExpress giữa tháng 8, Phó tổng Thanh tra Chính Phủ Trần Đức Lượng cho biết mới phát hiện dấu hiệu chưa thực sự minh bạch trong vụ việc này, chưa thể kết luận phía Việt Nam có vi phạm hay không.
Nghi án hối lộ để giành hợp đồng in tiền polymer tại Việt Nam lần đầu tiên được biết tới vào 2009, khi báo chí Australia đăng loạt bài về sự không minh bạch trong các hợp đồng của Securency, công ty trực thuộc Ngân hàng Trung ương Australia. Lúc này, tiền polymer đã đi vào lưu thông tại Việt Nam được gần 6 năm, với nhiều cải tiến so với tiền cotton, đặc biệt là khả năng chống giả, theo như công bố của Ngân hàng Nhà nước. Đại lý của Securency tại Việt Nam lúc đó là Công ty CFTD (có chức năng liên quan tới công nghệ in ấn) đảm nhận vai trò cầu nối để xúc tiến, hỗ trợ đàm phán hợp đồng cung cấp giấy polymer và công nghệ in tiền với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Báo chí Australia đã đặt dấu hỏi về khoản hoa hồng Securency dành cho CFTD trong suốt gần 10 năm qua là 14 triệu AUD, tương đương 7-10% giá trị các hợp đồng. Và theo The Age, tỷ lệ hoa hồng này cao hơn mức khuyến cáo và thông lệ tại Australia.
Theo một nguồn tin riêng, lý do Securency chấp nhận trả hoa hồng 7-10% vì CFTD phải tự trang trải toàn bộ chi phí như chuyển giao công nghệ, đào tạo, in thử... CFTD cũng phải chấp nhận mọi rủi ro, tự chịu mọi chi phí nếu Securency không ký được hợp đồng cung cấp giấy nền polymer cho Việt Nam.
"Tỷ lệ 7-10% không cao nếu so với các trách nhiệm mà đại lý Việt Nam phải thực hiện để có được hợp đồng cho Securency. Đây là một giao dịch kinh tế đơn thuần và đại lý nhận phí hoa hồng là chuyện hoàn toàn bình thường", nguồn tin này nói.
Cũng theo nguồn tin này, vì Securency không có tư cách pháp nhân ở Việt Nam nên theo quy định, họ phải thông qua một đại lý môi giới ở Việt Nam để triển khai hợp đồng kinh tế với phía Việt Nam, nếu họ không muốn tốn thêm chi phí lập văn phòng đại diện hoặc mở chi nhánh.
Hợp đồng môi giới ký với Securency từ 1999 nhưng phải dừng giữa chừng khi các nghi vấn hối lộ được đăng tải trên báo chí Australia năm 2009. Thời gian này, CFTD đã đóng thuế cho các khoản thu nhập từ hợp đồng môi giới in tiền polymer.
Một nghi vấn khác được báo chí Australia đặt ra là khoản tiền đóng học cho con trai Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời bấy giờ (ông Lê Đức Thúy). Báo The Age cho rằng Securency đã thông qua một đối tác tại Anh để thanh toán 49.000 đôla Australia (AUD) tiền học cho con ông Thúy đang theo học tại đây.
Tuy nhiên, qua các chứng từ thu thập được, cơ quan chức năng Việt Nam bước đầu xác nhận khoản tiền này là của gia đình ông Thúy nhờ chuyển giúp sang Anh để đóng học cho con trai.
Sau hai năm điều tra, phía Australia đã cáo buộc 7 công dân của mình, chủ yếu là lãnh đạo Securency và một đối tác về việc hối lộ khoảng 20 triệu AUD để giành hợp đồng in tiền trên thế giới.
Tòa án Australia và Anh dự kiến sẽ đưa vụ việc này ra xét xử trong tháng 12.
Bộ Công an Việt Nam xác minh chưa phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong mối quan hệ giữa Securency và CFTD. Tuy nhiên, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vẫn tiếp tục theo dõi vụ việc từ phía nước ngoài.
Song Linh

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Bất công: 9 tháng tù giam vì tát CSGT.

Tôi đã rất phẫn nộ khi xem clip "Cô gái tát CSGT".
Nhưng bản án quá nặng, nó đã vượt ra ngoài tầm ý nghĩa răn đe giáo dục. Tương lai đối với cô gái này gần như đã khép lại. Với 9 tháng tù giam khi mãn hạn cô ấy có thể học tiếp, nhưng ra trường rồi liệu có thể có được công việc bình thường như bao cô gái khác hay không? VKS đề nghị mức án 6-9 tháng tù mà toà áp dụng luôn mức 9 tháng - mức cao nhất, vậy là luật sư chẳng cãi được gì sao(hay vì nhà nghèo nên không thể thuê luật sư, được chỉ định ông LS chả biết cãi)? Anh cảnh sát giao thông kia không thấy động lòng gì ư, hay anh đang rất căm phẫn mà không nói được một lời để xin giảm án chô cô gái?
Nếu sau khi mãn hạn, cuộc đời cô gái bị đưa đẩy rẽ sang hướng tiêu cực thì bản án thực sự sẽ trở thành kẻ sát nhân, cùng cực hoá đẩy con người chưa tốt thành người hoàn toàn xấu. Mà khả năng này theo tôi là rất cao. Gia đình nghèo cộng với lý lịch xấu thì cơ hội có việc làm tốt không nhiều.
Nhìn các vụ "người thi hành công vụ đánh dân":
+ Vụ anh Nhựt ở Bình Dương
+ Vụ ông Trịnh Xuân Tùng ở Hà Nội
+ Gần đây nhất là vụ 2 anh cảnh sát cơ động và giao thông đánh nhau ở TP HCM.
Tất cả đều có hậu quả hết sức nghiêm trọng, chẳng có bản án nào cho "người thi hành công vụ cả".
Bất công với người dân thấp cổ bé họng quá chăng?


VIỆT NAM CÓ MỘT RỪNG LUẬT NHƯNG NGƯỜI DÂN THẤP CỔ BÉ HỌNG BỊ XỬ BẰNG LUẬT RỪNG?
______________________________________________

Mẹ con thiếu nữ tát CSGT xỉu khi nghe tòa tuyên án
(Dân trí) - Vừa nghe chủ tọa tuyên mức án 9 tháng tù giam, cả bà Hạnh lẫn cô gái đã có gan tát cảnh sát giao thông xỉu ngay tại tòa.
 >>  Thiếu nữ tát cảnh sát giao thông bị phạt 9 tháng tù
Trong khi đại diện VKSND giữ quyền công tố tại tòa đề nghị tuyên phạt bị cáo Phạm Thị Mỹ Linh từ 6-9 tháng tù về tội "Chống người thi hành công vụ", luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo và bà Trương Thị Hạnh (mẹ bị cáo) đều xin HĐXX tuyên mức án nhẹ, hưởng án treo để bị cáo Linh sớm đươc tiếp tục đi học. Người mẹ cam kết không để con tái phạm lần nữa và sẽ dạy dỗ con nên người. Nhưng HĐXX đã tuyên phạt mức án 9 tháng tù giam.
Ngay sau khi tòa tuyên án, bà Hạnh đã ngất xỉu tại tòa. Tiếp đó, thấy mẹ xỉu, Linh cũng khóc ròng rồi xỉu luôn.
Dưới đây là hình ảnh của phiên tòa do PV Dân trí ghi lại:
Đông đảo người dân theo dõi phiên tòa
Luật sư Huỳnh Khắc Thuận - CTV Cơ quan trợ giúp pháp lý TPHCM bào chữa cho bị cáo Linh
Bị cáo và mẹ (người giám hộ) tại tòa
Thượng sĩ Nguyễn Đức Ánhkhông có yêu cầu gì
Bị cáo thành khẩn trước tòa
Bà Hạnh thừa nhận sai phạm của mình và con gái
Linh cho biết vì sợ bị tịch thu xe máy (tài sản quý nhất của gia đình nghèo) mà Linh mới đánh CSGT
Bị cáo lĩnh 9 tháng tù, mức án mà nhiều người cho rằng quá nghiêm khắc
Bà Hạnh xỉu ngay khi tòa tuyên án
Bị cáo cũng xỉu ngay tại tòa.
Bị cáo cho rằng, do cha mẹ ly dị sớm, bị cáo không được hưởng sự giáo dục và yêu thương của người cha nên dành hết tình thương cho mẹ. Vì vậy, sợ mẹ bị bắt, bị tịch thu xe nên mới gây ra hành vi phạm tội như trên. Linh mong được tòa cho hưởng án treo để sớm được tiếp tục đi học, hứa sẽ là một công dân tốt. Hiện Linh đang học Khoa Trung cấp may thời trang của trường Đại học Công nghiệp.
Công Quang

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

Biểu tình yêu nước lần thứ 11: Tiếng thét căm hờn nghẹn giữa câu


Sáng 21/8, trời Hà Nội đổ mưa từ cả đêm, trận mưa không lớn nhưng rả rích làm ướt áo, làm bẩn người khi đi ra khỏi nhà.
Tôi đến khu vực Hoàn Kiếm khá sớm, từ dưới đường Phố Huế, Hàng Bài đi lên Hồ Hoàn Kiếm và các phố xung quanh, các ngã tư xuất hiện nhiều xe cánh sát, hàng rào sắt, xe bắt người… chiếm chỗ. Tại các góc phố, từng đám công an, dân phòng, những người mặc đồng phục ngồi, đứng có vẻ mệt mỏi, thậm chí có người đang ngồi bố gối trên hè nhà ai đó ngủ gật.
Nhìn cảnh tượng này, không khí Hà Nội có vẻ giống thời chiến hơn là một Thủ đô văn minh, hiện đại và là một Thành phố Hòa bình.
Lượn qua khu vực Hồ Hoàn Kiếm, khu tượng đài Lý Thái Tổ đang diễn ra những hoạt động của Đoàn Thanh niên, từng đoàn Thanh niên kéo nhau đến với cái áo màu xanh tình nguyện. Những thanh niên mặc áo này, bất chấp luật lệ giao thông, chở ba chở 4 trên xe, nghễu nghện đi qua mặt cảnh sát giao thông và coi cảnh sát giao thông đứng đó như… đống đất. Có lẽ họ ý thức được trách nhiệm của mình hôm nay là trọng đại nên không cần chấp hành luật giao thông.
Những chiếc áo mà tôi được nhìn thấy nhiều ở vụ Thái Hà sau khi giáo dân bị xịt hơi cay vào mặt, khi giáo dân cầu nguyện thì đám áo xanh này đứng chửi bới, hò hét và “Như có bác Hồ”…
Dọc theo đường Đinh Tiên Hoàng tên một vị vua nổi tiếng, hàng loạt các rào sắt được dựng dọc, dây thừng và công an nhung nhúc.
Trên đoạn nữa đến khu tượng đài Cảm tử, một sân khấu dựng lên tự khi nào, trên đó nhảy nhót, múa may là đội văn nghệ làng hay phường nào đó.
Đi tiếp mấy chục mét, tại quãng trường Đông Kinh Nghĩa thục, vẫn lại một sân khấu, một đoàn các em tầm độ trên chục tuổi đang nhảy múa dưới mưa.
Lạ, lần đầu tiên tôi thấy một đoạn nhỏ quanh bờ Hồ có đến 3 sân khấu có diễn viên nhưng không có khán giả, các diễn viên múa, hát dưới mưa.
Đài Cảm tứ: Theo Báo HN mới thì: "Hồ Gươm một sáng thu Tháng 8 như hôm nay (21/8) bình yên với nắng vàng rực rỡ và bầu không khí trong lành" - Sau khi bị bóc mẽ thì đã lén lút bỏ đi "nắng vàng rực rõ"
Nhìn cảnh tượng này, tôi chợt nghĩ rằng ở Bắc Triều Tiên mừng sinh nhật bác Kim cóc chắc cũng phải chào thua những nàm này.
Chưa hết, trên phố Hàng Đào, hàng Đường, lại một sân khấu dựng vội vàng, một ca sĩ đang gồng mình hát bài hát gì đó, xung quanh, hàng phố HN vẫn vắng lặng như lệ thường người HN dậy muộn vào Chúa nhật.
Đi quanh khu vực đến ĐSQ Trung Quốc, một chiếc dây màu xanh phản quang bắt ngang con đường vào ĐSQ, xung quanh lại cơ man nào là công an, dân phòng, xe cộ… Một chiếc xe của Truyền hình Hà Nội đang đi về hướng đó.
Trở lại Hồ Hoàn Kiếm, phía bên kia, các góc đường, ngõ phố… chỗ nào cũng dân phòng, công an. Một chiếc xe phát hay thu sóng gì đó đang đỗ bên đường Hàng Trống.
Tôi dừng xe, hỏi một cụ già đang đi bộ qua đường về sự lạ hôm nay, cụ bảo: “À, hôm nay nó chặn biểu tình chống Trung Quốc đó mà chú”. Tôi hỏi: “Cháu tưởng chúc mừng Quốc khánh chứ cụ” Cụ đáp lại và đi: “Vẽ chuyện, có khi nào, năm nào vậy đâu. Tốn tiền vô bổ”. Thì ra người dân hiểu rõ nhà nước muốn làm gì.
Nhìn khung cảnh này, đội ngũ cảnh sát dày đặc, trang bị đầy đủ tôi chợt nghĩ vậy là hôm nay, trời mưa thế này sẽ mất công nhà nước chuẩn bị công phu, vì những người biểu tình chắc sẽ không đến.
Tôi cũng chợt nghĩ, vì thời gian qua những người biểu tình tập trung ở ĐSQ Trung Quốc rồi Bờ Hồ nên hai nơi này được giăng mắc cẩn thận, nếu những người biểu tình đó không chỉ có ở đây, liệu sẽ phải huy động bao nhiêu công an, dân phòng và cán bộ, xe cộ thiết bị để bố trí khắp Thành phố cả nội thành và ngoại thành?  Nhân dân sẽ phải chi bao nhiêu tiền cho những công việc này?
Nghĩ thế, tôi thầm cảm ơn những người biểu tình đã chỉ tập trung hai nơi đó, nếu họ tập trung nhiều nơi, nhiều chỗ thì chắc giá cả đã nhảy điệu nhảy tưng bừng thời gian qua sẽ lại có dịp nhảy những điệu vũ bão mới.
Đến lần thứ 3, tôi nghĩ mình đi qua một vòng nữa để đi về, thì bất ngờ trước tượng đài vua Lê Thái Tổ, đoàn người biểu tình đã dâng cao biểu ngữ chống Trung Quốc xâm lược, Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam, “Xin đừng vô cảm, sơn hà nguy biến”.
Đoàn biểu tình bắt đầu nhóm
Tiếng hô của những người này mạnh mẽ, khí thế lấn áp dần tiếng loa, tiếng của các cháu ở Đoàn Thanh niên Cộng sản.
Tôi sững người. Một đoàn người không đông đúc, nhưng với những bố trí như hôm nay, họ đứng ra để biểu thị lòng yêu nước của mình trái với ý muốn của nhà cầm quyền CS Hà Nội, thì họ quả là gan lim vì bên kia là lực lượng hùng hậu, đầy đủ mọi thứ trang bị, bên này là nhóm người tay không, chỉ có trong tay cái biểu ngữ và trong lòng họ là một trái tim yêu nước.
Tôi xúc động dừng xe, một người mang sắc phục công an thấy tôi dừng lại nghe tiếng hô thì liếc qua đoàn biểu tình rồi lẩm bẩm chừng như cho tôi nghe thấy: “Bọn dở hơi”.Tôi tiến lại gần anh ta, nhìn thẳng vào mặt hỏi: “Anh bảo họ hô Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam là dở hơi à? Vậy theo anh, nên hô là của Trung Quốc thì không dở hơi, đúng không?” Tôi nhìn xoáy vào mặt anh ta, anh ta không dám nhìn thẳng, quay mặt đi, mặt tái mét rồi bước đi.
Tôi không có khả năng thấu thị, nhưng với nét mặt và điệu bộ anh ta lúc đó, tôi thấy sự hèn mạt đáng kinh tởm biết chừng nào ở nhân cách đó.
Tôi bước đến, đoàn biểu tình đã tập trung khá đông, họ hiên ngang đứng hô vang các khẩu hiệu yêu nước, có trật tự và kiềm chế.
Khi loa thông báo đây là nơi TP đã dành cho Đoàn Thanh niên, những người biểu tình đi sang bên kia đường, dừng lại một chút rồi tập hợp đội ngũ và bước đi trên hè phố.
Sang đường, đi đúng vạch đường dành cho người đi bộ
Trường Sa - Hoàng Sa là của Việt Nam
Diễu hành
Các phóng viên quốc tế, các nhà nhiếp ảnh trong và ngoài nước thi nhau chụp lại khoảnh khắc này. Công an, dân phòng bắt đầu được huy động. Chiếc xe Bus đợi sẵn nổ máy, quay đầu đi ngược chiều tiến về đoàn biểu tình, chiếc xe cảnh sát cơ động tiến về chặn trước. Từ trên xe một đoàn mặc thường phục ô hợp, đeo băng đỏ nhảy xuống. Những chiếc xe gắn loa liên tục gào thét về nghị định 38CP, về nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do dân chủ…
Xe Bus bắt người tiến lại
Cảnh sát và công an vây lại dưới sự chỉ đạo của một người mặc thường phục mà người này tôi đã gặp ở phiên tòa vụ Cù Huy Hà Vũ.
Đoàn người vẫn tiến bước và hô vang: “Đả đảo Trung Quốc xâm lược” “Bảo vệ máu thịt Việt Nam” “Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam”… ngay lập tức đám người xô lại bắt từng người lên xe Bus. Những tấm băng rôn, biểu ngữ bị thu lại, đoàn người không nhốn nháo hoảng loạn khi thấy công an bắt họ, họ lên xe và tất cả đồng loạt cùng lên xe Bus.
Cảnh bắt bớ chỉ diễn ra khoảng chừng vài chục phút là đầy hai chiếc xe, bởi công an cũng chẳng nhọc công là mấy khi những người biểu tình đã đồng loạt bước lên. Nhiều người nước ngoài quay phi, chụp hình bị mấy công an giơ tay che ống kính, chặn lại.
Bên cạnh chỗ tôi đứng, một người đang đứng chụp hình, bỗng nhiên bị một bàn tay đánh mạnh vào vai và quát: “Đi ra ngoài” người đàn ông trung niên này phản ứng,“ông làm gì mà đánh tôi?” Lập tức, người này quay lại hùng hổ: “Đm mày, mày chửi tao à, mày dám chửi tao à?” và xấn xổ quay lại để hành hung người đàn ông đó. Người này chỉ bảo: “Tôi không chửi anh, nhưng anh đánh tôi và bắt nạt tôi”.
Nhìn cảnh này, không cần xem giấy tờ thì tôi cũng biết ai là ai ở đó và người đàn ông hành hung người kia để làm gì, anh ta là ai.
Tiếng hô từ trên xe vẫn vang vọng: “Đả đảo TQ Xâm lược, Hoàng Sa – Trường Sa là của VN, phản đối bắt người yêu nước”. Nhiều khi tiếng hô tắc nghẹn giữa chừng bởi sự xúc cảm, bởi sự thảng thốt hay bị tác động bởi cái gì đó.
Tôi thẫn thờ nhìn theo hai chiếc xe dần dần chở họ ra đi khi họ không hề có bất cứ hành động chống đối hoặc hành vi nào, tất cả ở họ toát lên tinh thần yêu nước vô bờ bến.
Hai chuyến xe đầy người và chuyển bánh đi khỏi khu vực, tiếng loa vẫn không ngớt, những gương mặt ngơ ngác của những người nước ngoài đang thảng thốt như không hiểu điều gì đã xảy ra.
Chiều tối nay, một cán bộ an ninh sau nhiều lần cứ có việc gì “nhạy cảm” là gọi điện thoại từ hôm trước rủ đi “uống cafe”. Gặp tôi anh nói: “Tôi ái ngại cho anh, rất nguy hiểm cho anh”. Tôi hỏi lại: “Nguy hiểm thế nào”? Anh ta nói: ” Vì tại sao anh được “nhiều người”, nhiều nơi” chú ý đến thế”.
Tôi đáp: “Tôi chẳng rõ vì sao nguy hiểm khi tôi chỉ là một công dân, một giáo dân, không hoạt động chính trị, đảng phái, không lật đổ hay bất cứ việc gì trái pháp luật. Tôi chỉ nói lên sự thật. Nếu như vì sự thật mà phải chết, nghĩa là tôi đang đi theo con đường Chúa Giêsu đã dạy: “Sự thật sẽ giải thoát chúng ta”. Còn việc được nhiều người chú ý ư, thì như hôm qua anh đã nói với đoàn cán bộ Phường rằng việc cả Phường chỉ có một người đi biểu lộ tinh thần yêu nước, lẽ ra là niềm vinh hạnh của Phường. Nhưng thực chất đó là nỗi đau của dân tộc, của  đất nước vì sự vô cảm với vận mệnh Tổ Quốc đang bị đe dọa, xâm lăng”.
Cuối cùng, anh ta nói: “Thôi, bác đi lên những nơi đó là đ… gì, lo làm ăn nuôi gia đình, con cái, kệ mẹ nó”.
Tôi lặng người chỉ nói được một câu: “Nếu tất cả công dân, cán bộ đều như chú, thì làm gì còn đất nước này”.
Chiều nay đọc một trang tin, nói về bài viết trên tờ Hà Nội mới, bài viết nói rằng “nắng vàng rực rỡ và bầu không khí trong lành” và đám người hò hét bị giải tán.
Tờ Hà Nội mới thì tôi không lạ, những gì họ viết, họ nói, liệu tin được bao nhiêu %? Chỉ riêng chi tiết “Hồ Gươm một sáng thu Tháng 8 như hôm nay (21/8) bình yên với nắng vàng rực rỡ và bầu không khí trong lành” đã đủ phơi bày tất cả những điều họ nói khi họ đang đứng ở đâu. (Sau khi bị bóc mẽ thì Tờ Hà Nội mới đã lén lút bỏ đi “nắng vàng rực rõ” trên bài báo của mình).
Nhưng, họ nói rằng, những lời kêu gọi đả đảo quân xâm lăng với tất cả sự căm hờn kia là “hò hét”.
Tôi cứ nhớ mãi những lời “hò hét” đó.
Năm xưa, khi nhà Trần trước nguy cơ Đại Hán xâm lược, thế nước yếu, thế giặc như chẻ tre, nhà vua đã phải mở Hội nghị Diên Hồng tập trung các bô lão. Tiếng thét ở hội nghị Diên Hồng, Bình Than cũng có lẽ là những lời “hò hét” này. Tiếng “Sát Thát” ngày xưa cũng chính là những lời được cho là “hò hét” hôm nay.
Nhưng, tôi tự nghĩ rằng nếu không có những lời “hò hét” đó, thì từ bao đời nay rồi, chúng ta không biết hiện đang thuộc về Tỉnh Vân Nam hay Quảng Đông?
Và đêm nay lại là đêm khó ngủ, vì tiếng “hò hét” kia, tiếng thét căm hờn nghẹn giữa câu ấy cứ xoáy vào óc, vào tim. Nếu những tiếng thét căm hờn đó bị bịt đi tất cả, nghĩa là cả dân tộc chúng ta sẽ phải cúi đầu cho những ngàn năm Bắc thuộc mới.
Liệu có ai bịt được hết những tiếng thét căm hờn đó hay không?
Hà Nội, đêm 21/8/2011
  • J.B Nguyễn Hữu Vinh

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Huhu... cuộc sống của người bệnh ở CH XHCN ... nước ta


Tình cảnh quá tải khủng khiếp ở bệnh viện VN
 – Xuất phát từ tình trạng cơ sở hạ tầng xuống cấp và quá chật chội, tần suất làm việc quá sức của bác sỹ và điều dưỡng nên người bệnh Việt Nam không được hưởng cái quyền tối thiểu nhất, đó là quyền được khám bệnh và chăm sóc chu đáo.
 
LTS: Ngày 02/07/2011, phát biểu tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (lúc đó đang là Thứ trưởng) cho biết hiện nay mỗi năm người bệnh Việt Nam chi 1 tỉ USD (tương đương 20.000 tỷ đồng) để đi chữa bệnh tại các bệnh viện ở Singapore (chưa kể các nước khác).
Thống kê của Bộ Y tế cũng cho thấy, lượng bệnh nhân Việt Nam sang Thái Lan, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác cũng rất đông.
Như vậy, lượng tiền đổ ra nước ngoài để khám chữa bệnh sẽ cao hơn nhiều con số 1 tỷ USD được đưa ra ở trên.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng này là người bệnh Việt Nam hiện nay chưa nhận thức được đầy đủ về những thành tựu và tiến bộ y học của đất nước (trong khi ngành y tế Việt Nam – theo lời tự nhận xét của Bộ Y tế - là “đã đổi mới và phát triển không ngừng, chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe ngày một nâng cao, đạt được nhiều tiến bộ, thành tựu ngang tầm khu vực và quốc tế”).
Nhưng thực tế thì có phải người bệnh Việt Nam không nhận thức được điều này? Đâu mới là nguyên nhân thực sự khiến họ quay lưng với các bệnh viện (đầu ngành) trong nước?
VietNamNet đăng tải loạt bài “Khủng hoảng chất lượng dịch vụ y tế tại Việt Nam” để có thêm một góc lý giải về việc vì sao nhiều người có tiền chấp nhận ra nước ngoài chữa bệnh, còn người nghèo ở lại phải âm thầm chịu đựng.

Trước thực tế người Việt Nam đi nước ngoài chữa bệnh ngày một nhiều, PGS.TS Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định: “Tâm lý sính ngoại? – Chắc chắn có, nhưng không nhiều! Không phải tất cả đều là vì sính ngoại. Hãy nhìn vào thực tế tại các bệnh viện Việt Nam, câu trả lời nó sẽ tự nảy ra mà thôi”.
VietNamNet mở đầu cho loạt bài (không còn mới, nhưng vẫn đang rất nóng) về “Khủng hoảng chất lượng dịch vụ y tế tại Việt Nam” bằng chùm ảnh phản ánh sự quá tải trầm trọng ở các bệnh viện lớn nhất nước. Đó là các bệnh viện: Bạch Mai, Nhi Trung ương và Bệnh viện K.
Người bệnh bắt đầu một ngày mới bằng cách chờ đợi và chờ đợi. Từ khi BV Nhi TW cải thiện giờ làm việc (bắt đầu từ 6h30 sáng) thì cảnh chờ đợi vẫn không giảm
 
Hết đứng lại ngồi, người mẹ này vẫn chưa thể đưa con vào phòng khám. Chị cho biết 2 mẹ con có mặt tại BV đúng 6h30 nhưng đến 9h30 vẫn chưa được khám
Từ 10h đêm ngày 1/8, chị Nguyễn Thị Sáu cùng con trai Nguyễn Bá Tân bắt xe khách từ Nam Đàn, Nghệ An ra Hà Nội. Đặt chân xuống bến xe là 6h sáng. Sau đó 2 mẹ con bắt xe ôm đến thẳng Bệnh viện Nhi TW và dài cổ ngồi chờ. Đến 10h trưa, chị Sáu vẫn tiếp tục chờ vì chưa đến lượt. Quá mệt mỏi, 2 mẹ con chị ngủ ngon lành trên ghế!
"Ngủ gật" là cảnh phổ biến nhiều hơn ở khu vực khám bệnh BHYT. Thống kê năm 2009 của bệnh viện Nhi TW cho thấy tổng thời gian bệnh nhân được tiếp xúc với cán bộ y tế là 40 phút (gồm khám ban đầu, lấy kết quả xong rồi quay lại gặp tiếp, vv..). Nhưng để có được 40 phút quý giá ấy, bệnh nhân phải chờ 300 phút (5 tiếng đồng hồ).
Ít ai có thể tưởng tượng đây là khung cảnh trong một bệnh viện. Khung cảnh này khiến người ta liên tưởng đến một phiên chợ cuối năm, người người chen chúc, nhiều hơn là liên tưởng đến một bệnh viện hàng đầu cả nước dành cho trẻ em
Còn đây là khung cảnh trong khu điều trị nội trú, khoa ung bướu trẻ em. Mỗi một chiếc giường một như thế này thường xuyên chứa 3 bệnh nhi, đợt cao điểm lên tới 4 cháu. Bình thường các cháu nằm quay đầu đuôi khi ngủ, còn khi tiếp nước, đến lượt cháu nào thì cháu đó "ưu tiên" được nằm co quắp, còn các cháu khác phải được mẹ ẵm trên tay cho đỡ chật chỗ. Trong ảnh, cháu được ưu tiên nằm là Phan Nguyễn Huyền Trang, 7 tuổi, bị ung thư hạch. Trang cùng các bé khác đã sống trong cảnh này từ Tết Nguyên Đán đến giờ. Ngày 2/8, khoa ung bướu chỉ có 25 giường bệnh nhưng có tới 66 bệnh nhi
Mỗi bệnh nhi có ít nhất một bố/mẹ được ở lại chăm sóc. Như vậy, trong thời kỳ cao điểm với 3-4 bệnh nhi/giường thì căn phòng có 4 giường này chứa tới 12-16 cháu nhỏ và bằng ngần ấy nữa số phụ huynh. Tổng cộng trong căn phòng hơn 10 m2 luôn có sự hiện diện của gần 30 người (cả người lớn lẫn trẻ em). Đến tối, các con ngủ trên giường, còn cha mẹ thay nhau trải chiếu nằm dưới đất. Mọi sinh hoạt vô cùng bất tiện
Các bác sỹ thực hiện việc khám, tiêm thuốc ngay ở trong phòng bệnh. Vào thời điểm này, trong phòng không còn chỗ mà bước. Cứ 3 cháu ngoan ngoãn ngồi trên một giường, các bác sỹ sẽ khám từng giường một. Mỗi ngày, một bác sỹ ở BV Nhi TW khám trung bình cho 60-70 cháu, ngày cao điểm là 100 cháu!
Bé Phan Trần Ngọc Bảo (4 tuổi) tươi rói khi thấy được chụp hình. Bé sống trong phòng bệnh từ 3 tháng nay. Bé và 2 người bạn nằm cùng giường chỉ thân thiện với nhau trong lúc còn thức, còn lúc ngủ thì các bé đụng nhau tứ tung, vì giường quá chật chội!
Khoa Tim mạch cũng quá tải trầm trọng
Ngoài bệnh viện, hàng trăm người thân của các bệnh nhi chỉ biết ngồi chờ đợi. Đi viện không chỉ là nỗi ám ảnh của người bệnh mà còn là nỗi ám ảnh của những người đi cùng để phục vụ
Còn đây là khoa khám bệnh (tầng 2) của BV K. Ngày đầu tuần, muốn vào được nơi này, người bệnh phải chen nhau toát mồ hôi hột vì quá đông đúc. Mỗi ngày có khoảng 600-700 bệnh nhân đến khám, ngày cao điểm có tới 1.000 người bệnh, trong khi bệnh viện chỉ có 10 phòng khám!
Phòng khám tầng 1 của BV K cũng đông khủng khiếp! Mỗi ngày 1 bác sỹ của BV K phải khám 60-70 người, cao điểm là 100 người. Cơ sở 2 của bệnh viện (tại Thanh Trì) đã giảm tải được nhiều cho cơ sở 1 nhưng nghịch lý là cứ mở thêm ra đến đâu thì nơi đó ngay lập tức lại quá tải y như nơi cũ!
Nhiều người chẳng chịu nổi cái ngột ngạt trong phòng khám đành phải bỏ ra ngoài đứng chờ
Phòng tiêm truyền dành cho bệnh nhân điều trị ngoại trú. Sáng nào phòng này cũng đông nghẹt từ khi mở cửa, bệnh nhân phải thay phiên nhau chờ đợi. Vì diện tích phòng quá hẹp nên các cụ phải ngồi để truyền nước chứ không được nằm
Còn đây là bệnh nhân điều trị nội trú. Ông Phạm Trọng Hiền (áo xanh) cho biết trong phòng không còn chỗ mà nằm nên ông đành ra ngoài ghế ngồi truyền nước cho dễ chịu!
Bệnh nhân lớn tuổi này đã mang đủ thứ "đồ nghề" chuẩn bị cho quá trình nằm viện của mình. Vì chờ đợi quá lâu, ông đã ngồi ngủ gật ở chân cầu thang. Th.S Trần Hồng Kiên, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp của bệnh viện cho biết: "Bệnh viện muốn mở thêm phòng khám, tăng giường nằm nhưng diện tích quá nhỏ, không thể làm gì được. Vì thế, dù số giường nội trú được Bộ giao là 570 giường nhưng thực tế chỉ có thể kê được 484 giường".
Còn đây là cảnh "quay đầu đuôi", có lúc là "úp thìa" của bệnh nhân bệnh viện Bạch Mai. Những khoa phải nằm ghép nhiều nhất là Tim mạch, ung bướu, ...
Khu vực siêu âm, chụp X-quang quá tải trầm trọng
Bên ngoài, người nhà bệnh nhân nằm lên cả lan can để nghỉ ngơi và chờ đợi. Mỗi bệnh nhân có một hoàn cảnh, mức độ bệnh tật khác nhau nhưng họ có chung một điểm, đó là "nỗi sợ hãi" khi vào bệnh viện công lập ở Việt Nam!
Cẩm Quyên